Nguồn Lực Y Tế
Quý vị có đang theo dõi tình hình sức khỏe của mình đúng cách không? Hãy sử dụng các công cụ tương tác này để tìm hiểu! Quý vị có thể trả lời các câu hỏi và tìm hiểu lời khuyên về những việc quý vị có thể làm để duy trì sức khỏe.
Công Cụ Tự Quản Lý Tương Tác
- Cai Thuốc Lá
- Hoạt Động Thể Chất
- Ăn Uống Lành Mạnh
- Quản Lý Căng Thẳng
- Tránh Đồ Uống Có Hại
- Xác Định các Triệu Chứng Trầm Cảm
- Cân Nặng Khỏe Mạnh
Các Nguồn Lực Hỗ Trợ Khác
- Sách Hướng Dẫn Sử Dụng Công Cụ Tự Quản Lý - Sách hướng dẫn này bao gồm các thông tin về các chủ đề trên. Nếu quý vị muốn yêu cầu nhân bản in Sách Hướng Dẫn Sử Dụng Công Cụ Tự Quản Lý, Vui lòng gọi điện đến Ban Dịch Vụ Hội Viên của IEHP theo số 1-800-440-IEHP (4347), Thứ Hai–Thứ Sáu, 7am–7pm, và Thứ Bảy–Chủ Nhật, 8am–5pm. Người dùng TTY vui lòng gọi số 1-800-718-4347.
- Tính Chỉ Số Khối Cơ Thể (BMI) của quý vị - cho người lớn từ 20 tuổi trở lên
- Tính Chỉ Số Khối Cơ Thể (BMI) của quý vị – cho trẻ em từ 2 đến 19 tuổi
Sàng lọc Sức khỏe Có thể Cứu mạng Quý vị
Hãy bảo vệ bản thân ngay hôm nay vì một ngày mai khỏe mạnh.
Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng ăn uống đúng cách và tích cực vận động là bí quyết để có một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Đây là những điều quan trọng. Nhưng quý vị có thể làm nhiều điều hơn nữa để phòng ngừa bệnh tật. Việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe giúp quý vị có nhiều lựa chọn điều trị hoặc cách chữa trị hơn. Đó là lúc các buổi sàng lọc sức khỏe bắt đầu.
Sàng lọc sức khỏe rất quan trọng đối với tất cả mọi người, từ trẻ sơ sinh đến người già. Những bài kiểm tra này được thiết kế để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy quý vị có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nhất định. Chúng giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe ở giai đoạn đầu, ngay cả khi quý vị không có triệu chứng.
Các loại tầm soát ung thư
Ung thư Vú
Chụp quang tuyến vú là chụp X-quang vú. Nó có thể phát hiện sớm bệnh ung thư vú khi nó dễ điều trị nhất và khi cơ hội chữa khỏi của quý vị cao hơn nhiều. Cả nữ giới và nam giới đều có thể bị ung thư vú và nên đi khám sàng lọc hai năm một lần, bắt đầu từ 50 tuổi. Những người có nguy cơ cao hoặc muốn bắt đầu tầm soát ở độ tuổi sớm hơn có thể nói chuyện với Bác sĩ của họ về việc bắt đầu tầm soát ở tuổi 40.
Xét Nghiệm Tế Bào Cổ Tử (Xét Nghiệm PhếtTế Bào Cổ Tử)
Xét nghiệm Pap còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, có thể phát hiện sớm các tế bào không bình thường trên cổ tử cung của quý vị để chúng có thể được điều trị trước khi ung thư có cơ hội phát triển. Việc sàng lọc được khuyến nghị cho phụ nữ từ 21-65 tuổi cứ 3-5 năm một lần, tùy thuộc vào nguy cơ và loại sàng lọc. Để lên lịch sàng lọc, hãy nói chuyện với Bác sĩ của quý vị.
Ung thư Đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng ảnh hưởng đến dạ dày và trực tràng. Khám sàng lọc có thể tìm và loại bỏ các khối u ở những khu vực này trước khi chúng chuyển thành ung thư. Mọi người trong độ tuổi 45-75 nên được tầm soát ung thư đại trực tràng cứ 1-10 năm một lần, tùy thuộc vào nguy cơ và loại xét nghiệm được sử dụng. Hãy trao đổi với Bác sĩ của quý vị để chọn phương án tốt nhất.
Ung thư Phổi
Tầm soát ung thư phổi bằng hình ảnh (chụp CT) ở những người hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua, có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Nắm bắt sớm giúp quý vị khỏe mạnh. Nên khám sàng lọc hàng năm cho bất kỳ ai trong độ tuổi 50-80 hút thuốc lá hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm qua.
Nếu quý vị đến thời hạn sàng lọc, hãy gọi cho Bác sĩ của quý vị ngay hôm nay để sắp xếp cuộc hẹn. Đừng chờ đợi. Chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình!
Để được trợ giúp, hãy gọi cho Ban Dịch vụ Hội viên IEHP theo số 1-800-440-4347, Thứ Hai - Thứ Sáu, 7 giờ sáng - 7 giờ tối và Thứ Bảy - Chủ Nhật, 8 giờ sáng - 5 giờ chiều.
Bảo vệ bản thân khỏi bị cúm!
Tất cả Hội Viên IEHP đều đủ điều kiện tiêm phòng cúm MIỄN PHÍ.
Hãy đảm bảo quý vị làm những gì có thể để bảo vệ bản thân khỏi vi-rút cúm. Mọi người nên tiêm phòng cúm. Hội viên có nguy cơ đặc biệt cao có các biến chứng:
- 65 tuổi trở lên.
- Đang mang thai.
- Người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn.
- Trẻ em, 6 tháng tuổi trở lên.
Hãy nhớ rằng, trong nhiều trường hợp, tiêm phòng cúm có thể ngăn ngừa bệnh cúm, giảm các triệu chứng nếu quý vị bị cúm và giúp giảm lây lan cho người khác.
Những lầm tưởng phổ biến về tiêm phòng cúm
Lầm tưởng 1: Tôi có thể bị cúm khi tiêm phòng cúm.
Sai. Vắc-xin phòng cúm được tạo ra từ một loại vi-rút bất hoạt, vì vậy nó không gây lây nhiễm.
Lầm tưởng 2: Tôi khỏe mạnh; tôi không cần tiêm phòng cúm.
Sai. Người khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh. Bệnh nặng. Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Lầm tưởng 3: Tôi đã tiêm phòng cúm vào năm ngoái. Tôi không cần tiêm trong năm nay.
Sai. Vi-rút cúm thay đổi hàng năm và việc tiêm phòng cúm cũng vậy. Quý vị cần tiêm phòng cúm hàng năm để kháng lại bệnh cúm trong năm đó.
Các Câu Hỏi Thường Gặp
H: Tôi có thể tiêm phòng cúm ở đâu?
Đ: Phòng khám của Bác Sĩ (dành cho người lớn và trẻ em), một số nhà thuốc trong mạng lưới nhưi CVS, Rite Aid và Walgreens (chỉ dành cho người lớn) và soạn tin IEHPflu đến 90902 để biết nhà thuốc gần nhất cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm (chỉ dành cho người lớn)..
H: Tôi có thể là gì để tránh bị cúm?
Đ: Để tránh bị cúm, quý vị nên:
- Tiêm phòng cúm.
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.
- Đeo đồ che miệng và mũi khi ở nơi công cộng.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu quý vị không có xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay chứa cồn.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
- Ăn uống lành mạnh.
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Vệ sinh và khử khuẩn các bề mặt xung quanh quý vị.
H: Tôi nên làm gì nếu tôi bị cúm?
Đ: Nếu quý vị bị cúm, hãy đảm bảo:
- Ở nhà và nghỉ ngơi.
- Tránh tiếp xúc với người khác.
- Uông nhiều chất lỏng, như nước và nước trái cây.
- Thăm khám với Bác Sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện.
Nếu quý vị bị cúm nhưng không liên hệ được với Bác Sĩ của mình, hãy gọi điện cho Đường Dây Y Tá Hỗ Trợ 24 Giờ của IEHP theo số 1-888-244-IEHP (4347) hoặc 1-866-577-8355 dành cho người dùng TTY. Các y tá của chúng tôi có thể kết nối quý vị với Bác Sĩ được Hội Đồng Chứng Nhận qua điện thoại hoặc thăm khám trực tuyến qua trò chuyện video.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh gây ra bởi một loại vi-rút có tên là bệnh đậu mùa khỉ, cùng họ với vi-rút gây bệnh đậu mùa.
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tuyên bố rằng hầu hết những người bị nhiễm bệnh sẽ khỏi bệnh đậu mùa khỉ sau hai đến bốn tuần Những người bị nhiễm vi-rút sẽ xuất hiện phát ban (trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước) có thể gây đau đớn.
Những người có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ em dưới 8 tuổi, những người đang mang thai hoặc đang cho con bú và những người có tiền sử bệnh chàm có thể dễ bị bệnh nặng hoặc tử vong hơn.
Các triệu chứng như thế nào?
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Sốt hoặc đau đầu nhẹ
- Đau cơ và đau lưng
- Sưng hạch bạch huyết
- Kiệt sức và ớn lạnh
- Đau họng, nghẹt mũi hoặc ho
- Phát ban (ví dụ mụn nhọt hoặc mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng và trên các bộ phận cơ thể khác)
Nếu quý vị có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, vui lòng gọi cho văn phòng Bác sĩ của quý vị.
Cách bệnh đầu mùa khỉ lây lan?
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị phát ban, đóng vảy hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc nó có thể lây lan khi chạm vào những đồ vật mà những người bị nhiễm bệnh đã chạm vào. Những người không có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ không thể truyền vi-rút này cho những người khác.
Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình?
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tránh tiếp xúc da kề da với những người bị phát ban trông giống như bệnh đậu mùa khỉ. Tình trạng phát ban này có thể trông giống như mụn nước nhỏ hoặc mụn nhọt và có thể gây ngứa hoặc đau.
- Tránh tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật liệu mà người bị bệnh đậu mùa khỉ đã sử dụng hoặc chạm vào.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
Có vắc-xin cho bệnh đậu mùa khỉ không?
JYNNEOS là vắc-xin 2 liều được phát triển để bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Quý vị nên tiêm liều thứ hai 4 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên. Tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc nếu quý vị đã tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 tuần qua.
Thuốc kháng vi-rút được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa khỉ có thể được coi là một số trường hợp để điều trị tình trạng nhiễm vi-rút bệnh đậu mùa khỉ. Tham khảo ý kiến với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của qusy vị để biết thêm thông tin.
Ai nên tiêm vắc-xin này?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị dùng thuốc này cho những người đã tiếp xúc gần với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Mặc dù bất kỳ ai tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ này đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng 98% các ca nhiễm bệnh hiện nay được tìm thấy ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Nói chuyện với Bác sĩ của quý vị nếu quý vị cho rằng quý vị đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ.
Nếu quý vị có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, vui lòng gọi cho văn phòng Bác sĩ của quý vị. Nhấp vào đây để tìm hiểu thêm.
Các tác dụng phụ của vắc-xin là gì?
Các tác dụng phụ phổ biến nhất là đau, đỏ và ngứa tại chỗ tiêm vắc-xin. Quý vị cũng có thể bị sốt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh và đau cơ; tuy nhiên, đây là những dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang hoạt động, không phải là bị bệnh. Những tác dụng phụ này có thể kéo dài trong vài tuần.
Vắc-xin có an toàn không?
Vắc xin là an toàn. Tuy nhiên, quý vị không nên tiêm vắc-xin nếu quý vị bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) sau khi tiêm liều vắc-xin JYNNEOS đầu tiên. Đảm bảo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị biết nếu quý vị bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do tiêm vắc-xin.
Tôi có phải thanh toán cho vắc-xin không?
Vắc-xin bệnh đậu mùa khỉ là MIỄN PHÍ. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị phải tiêm vắc-xin cho quý vị bất kể khả năng thanh toán phí chích ngừa của quý vị.
Cai Thuốc Lá IEHP
Tìm hiểu về các chiến lược bỏ thuốc lá, rủi ro của việc hút thuốc lá và khói thuốc thụ động, loại thuốc phù hợp để giúp quý vị bỏ thuốc lá và quản lý căng thẳng. Dưới đây là các nguồn lực hỗ trợ quý vị bỏ hút thuốc. Bằng cách nhấp vào các liên kết bên dưới, quý vị sẽ rời khỏi trang web của IEHP.
Nguồn Lực Hỗ Trợ từ Cộng Đồng
Đường Dây Hỗ Trợ Người Hút Thuốc CA
Quý vị đã sẵn sàng thực hiện các bước tiếp theo để bỏ hút thuốc, nhai thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử ngay bây giờ chưa? Đường Dây Hỗ Trợ Người Hút Thuốc CA có tất cả những thứ quý vị cần để đạt được mục tiêu của mình! Họ có nhiều dịch vụ miễn phí như tư vấn qua điện thoại, nhắn tin và giới thiệu đến các chương trình tại địa phương khác. Họ cũng có thể cung cấp hỗ trợ từng bước về cách lập kế hoạch bỏ thuốc lá, các lời khuyên đối phó với các yếu tố kích hoạt và hỗ trợ để giúp quý vị tiếp tục bỏ thuốc lá. Hãy gọi số 1-800-NO-BUTTS (1-800-662-8887) và cung cấp mã khuyến mãi 84 để bắt đầu! Hoặc truy cập trang web của họ tại https://protect-us.mimecast.com/s/UMEFCG6r58CB9y2tr4OoAQ?domain=nobutts.org
Arrowhead Regional Medical Center
Kaiser Permanente
Rim Family Services
Beaver Medical Group
Kaiser Permanente
Loma Linda University Health - Center for Health Promotion
Trang web
Bằng cách nhấp vào các liên kết bên dưới, quý vị sẽ rời khỏi trang web của IEHP.
Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ
Hướng dẫn từng bước để sống không khói thuốc, biết rõ những lợi ích, lập kế hoạch, đối phó với những cám dỗ và tiếp tục bỏ hút thuốc.
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC)
Cung cấp tất cả những gì quý vị cần để lập kế hoạch bỏ thuốc lá, trang web này cũng liên kết quý vị với phương tiện truyền thông xã hội để được hỗ trợ liên tục trong quá trình bỏ thuốc lá. Ngoài ra, quý vị sẽ có thể xem video về những người đã từng hút thuốc, nghe câu chuyện của họ và học hỏi kinh nghiệm của họ.
https://protect-us.mimecast.com/s/A1LqCR6Jo1CGXKycX3jEyi?domain=smokefree.gov
Hỗ trợ và công cụ để giúp quý vị hoặc người thân yêu của quý vị bỏ hút thuốc. Quý vị cũng có thể chọn các phiên bản dành cho cựu chiến binh, phụ nữ, người cao tuổi và thanh thiếu niên.
Ứng Dụng Di Động
Công Cụ Tương Tác