Trẻ em trải qua các giai đoạn khác nhau khi chúng lớn lên. Dưới đây là các độ tuổi và giai đoạn chung mà một đứa trẻ sẽ trải qua cho đến khi chúng trưởng thành.
- Trẻ sơ sinh: 0-12 tháng tuổi
- Tập đi: 1-3 tuổi
- Trẻ mẫu giáo: 3-5 tuổi
- Học sinh: 5-12 tuổi
- Thanh thiếu niên: 12-18 tuổi
Sức khỏe của trẻ bao gồm cả sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội. Đi khám bác sĩ thường xuyên là một cách để đảm bảo rằng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển khỏe mạnh theo độ tuổi của chúng. Những lần thăm khám này cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề hoặc phòng tránh các vấn đề.
Quý vị sẽ cần phần mềm Adobe Acrobat Reader có phiên bản từ 6.0 trở lên khi đọc các tệp PDF. Tải xuống Adobe Acrobat Reader.
IEHP cung cấp các chương trình miễn phí để giúp quý vị mang lại cho con mình một khởi đầu lành mạnh.
Circle Time
Hình thức: Theo Nhóm Nhỏ
Thời Lượng: buổi 30 phút
Độ tuổi: 0-5 tuổi, phải đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ
Các lớp học này được thiết kế cho các gia đình có trẻ sơ sinh, trẻ tập đi và trẻ em từ 0-5 tuổi. Các lớp học thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và các kỹ năng nuôi dạy con cái bằng sử dụng các trò chơi hấp dẫn và tương tác xã hội. Cha mẹ được khuyến khích tiếp cận các nguồn lực chăm sóc sức khỏe và phối hợp với bác sĩ nhi khoa của họ về tầm soát khả năng phát triển cũng như can thiệp sớm. Tìm hiểu về kiến thức sức khỏe bao gồm các chủ đề cần thiết như thăm khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh, cho ăn, phát triển ngôn ngữ, an toàn, hoạt động thể chất và chủng ngừa. Tầm soát khả năng phát triển được cung cấp theo yêu cầu.
Nhấp vào đây để xem lịch trình Circle Time và đăng ký.
Để yêu cầu tầm soát khả năng phát triển cho con quý vị, hãy gửi email cho chúng tôi screening@iehp.org
Ngoài ra, hãy xem:
Khi nhấp vào liên kết nào bên dưới, quý vị sẽ rời khỏi trang web của IEHP.
Các Mốc Phát Triển
Lịch Thăm Khám Sức Khỏe Cho Trẻ Em
Lịch Chủng Ngừa
Hành trình sức khỏe trẻ em
Những năm tháng thời niên thiếu là quãng thời gian thật thú vị và vui vẻ, nhưng cũng đầy thử thách và nhiều thay đổi. Đó là tuổi đến trường, đi chơi với bạn bè, chơi thể thao và đi khiêu vũ. Nhưng đó không phải là tất cả! Các em cũng có những lựa chọn quan trọng về tương lai của mình trong thời gian chuyển tiếp này. Nhiều lựa chọn của thanh thiếu niên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em khi lớn lên. IEHP mong muốn giúp đảm bảo thanh thiếu niên đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất có thể.
IEHP muốn đảm bảo thanh thiếu niên tránh xa các thói quen nguy hiểm như:
- Hút thuốc
- Sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích khác
- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ
- Bỏ học
- Ăn uống theo chế độ cân bằng
- Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên
- Tập thể dục
- Ngủ đủ giấc
- Thăm khám với Bác Sĩ thường xuyên
Quý vị hiện đang tìm kiếm thông tin?
Hãy truy cập các liên kết sau để biết thông tin hữu ích và các công cụ về chủ đề sức khỏe thanh thiếu niên. Bằng cách nhấp vào các liên kết dưới đây, quý vị sẽ rời khỏi trang web của IEHP.
Tại Sao Cần Chủng Ngừa?
Chủng ngừa (tiêm vắc-xin) giúp bảo vệ người lớn và trẻ em chống lại sự bùng phát của bệnh bại liệt, quai bị và các bệnh khác có thể khiến họ bị ốm nặng hoặc thậm chí là gây tử vong.
Vắc-xin có tác dụng như thế nào?
Vắc-xin hỗ trợ cơ thể chống lại các mầm bệnh gây bệnh. Khi phơi nhiễm với bệnh, cơ thể sẽ biết cách chống chọi và tiêu diệt mầm bệnh trước khi chúng gây hại cho sức khỏe. Đây được gọi là khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Tại sao lại có nhiều loại vắc-xin như vậy?
Vắc-xin cần thiết trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Nhiều loại được tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người cần tiêm vắc-xin nhất để Phát Triển Khỏe Mạnh. Vắc-xin bảo vệ chống lại các bệnh như:
- Cúm
- Sởi, quai bị, rubella
- Bệnh bại liệt
- Uốn ván
- Bệnh trái rạ (bệnh thủy đậu)
- Ho gà
Để biết danh sách các mũi tiêm đầy đủ, hãy xem Lịch Chủng Ngừa Khuyến Nghị dành cho Người từ 0-18 tuổi (PDF) và Tài Liệu Chủng Ngừa (PDF).
Tiêm Vắc-xin Miễn Phí
Với IEHP, quý vị có thể được tiêm vắc-xin miễn phí. Quý vị cũng có thể tìm lịch tiêm chủng và kiểm tra sức khỏe trong Cẩm Nang Hội Viên IEHP của mình. Yêu cầu Bác Sĩ của quý vị cấp Thẻ Hồ Sơ Chủng Ngừa hoặc in thẻ bằng cách đăng nhập vào Tài Khoản Y Tế IEHP của quý vị và đem theo thẻ này mỗi lần đi kiểm tra sức khỏe.