Mpox là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus có tên Mpox, cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa.
Mpox là gì?
Bệnh Đậu mùa Khỉ có nguy hiểm không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tuyên bố rằng hầu hết những người bị nhiễm bệnh sẽ khỏi bệnh đậu mùa khỉ sau hai đến bốn tuần. Những người bị nhiễm vi-rút sẽ xuất hiện phát ban (trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước) có thể gây đau đớn.
Những người có hệ thống miễn dịch yếu, trẻ em dưới 8 tuổi, những người đang mang thai hoặc đang cho con bú và những người có tiền sử bệnh chàm có thể dễ bị bệnh nặng hoặc tử vong hơn.
Các triệu chứng như thế nào?
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Sốt hoặc đau đầu nhẹ
- Đau cơ và đau lưng
- Sưng hạch bạch huyết
- Kiệt sức và ớn lạnh
- Đau họng, nghẹt mũi hoặc ho
- Phát ban (ví dụ mụn nhọt hoặc mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng và trên các bộ phận cơ thể khác)
Nếu quý vị có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, vui lòng gọi cho văn phòng Bác sĩ của quý vị.
Cách bệnh đầu mùa khỉ lây lan?
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị phát ban, đóng vảy hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc nó có thể lây lan khi chạm vào những đồ vật mà những người bị nhiễm bệnh đã chạm vào. Những người không có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ không thể truyền vi-rút này cho những người khác.
Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân và gia đình mình?
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tránh tiếp xúc da kề da với những người bị phát ban trông giống như bệnh đậu mùa khỉ. Tình trạng phát ban này có thể trông giống như mụn nước nhỏ hoặc mụn nhọt và có thể gây ngứa hoặc đau.
- Tránh tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật liệu mà người bị bệnh đậu mùa khỉ đã sử dụng hoặc chạm vào.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
Có vắc-xin Mpox không?
JYNNEOS là vắc-xin 2 liều được phát triển để bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Quý vị nên tiêm liều thứ hai 4 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên. Tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc nếu quý vị đã tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 tuần qua.
Thuốc kháng vi-rút được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa khỉ có thể được coi là một số trường hợp để điều trị tình trạng nhiễm vi-rút bệnh đậu mùa khỉ. Tham khảo ý kiến với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của qusy vị để biết thêm thông tin.
Ai nên tiêm vắc-xin này?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị dùng thuốc này cho những người đã tiếp xúc gần với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ. Mặc dù bất kỳ ai tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ này đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng 98% các ca nhiễm bệnh hiện nay được tìm thấy ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Nói chuyện với Bác sĩ của quý vị nếu quý vị cho rằng quý vị đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ.
Nếu quý vị có các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, vui lòng gọi cho văn phòng Bác sĩ của quý vị. Nhấp vào đây để tìm hiểu thêm.
Các tác dụng phụ của vắc-xin là gì?
Các tác dụng phụ phổ biến nhất là đau, đỏ và ngứa tại chỗ tiêm vắc-xin. Quý vị cũng có thể bị sốt, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh và đau cơ; tuy nhiên, đây là những dấu hiệu cho thấy vắc-xin đang hoạt động, không phải là bị bệnh. Những tác dụng phụ này có thể kéo dài trong vài tuần.
Vắc-xin có an toàn không?
Vắc xin là an toàn. Tuy nhiên, quý vị không nên tiêm vắc-xin nếu quý vị bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) sau khi tiêm liều vắc-xin JYNNEOS đầu tiên. Đảm bảo cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị biết nếu quý vị bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng do tiêm vắc-xin.
Tôi có phải thanh toán cho vắc-xin không?
Vắc-xin bệnh đậu mùa khỉ là MIỄN PHÍ. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị phải tiêm vắc-xin cho quý vị bất kể khả năng thanh toán phí chích ngừa của quý vị.
- Hướng dẫn Sàng lọc Sức khỏe (PDF)
- Bảo Hiểm Nha Khoa Medi-Cal
- Hướng Dẫn Quyết Định Bệnh Cúm
- Cách Ghi Danh Tham Gia Lớp Giáo Dục Sức Khỏe (PDF)
- Hướng Dẫn Tự Chăm Sóc Khi Bỏ Hút Thuốc (PDF)
- Bảo Vệ Trẻ Em khỏi Khói Thuốc (Người Mỹ Bản Địa) - PDF
- Bảo Vệ Trẻ Em khỏi Khói Thuốc (Người Mỹ Gốc Phi) - PDF
- Bảo Vệ Trẻ Em khỏi Khói Thuốc (Người Tây Ban Nha) PDF